Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791), nguyên quán làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá (Yên Mỹ) và quê mẹ ở xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Chi Tiết Về Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Chi Tiết Cấp Quốc Gia

     Khu di tích nơi thờ tự tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Hữu Trác họ Hữu, thôn Liêu Xá, Liêu Xá. Khu di tích được xây dựng thời Lê, trùng tu năm 2007. Khu di tích được xếp hạng "Lịch sử nghệ thuật" theo Quyết định số 1539- VH/QĐ, ngày 27/12/1990. Lễ hội hằng năm tổ chức từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\4.jpg

        Du khách có dịp trở về thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá huyện Yên Mỹ là nơi xuất thân của nhiều nhà khoa bảng và danh nhân mà tên tuổi và những đóng góp của họ cho dân tộc đã được lịch sử ghi nhận. Nơi đây còn lưu giữ một quần thể di tích rất phong phú và đa dạng. Tiêu biểu là quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, bao gồm các di tích: Nhà tưởng niệm Lê Hữu Trác, nhà thờ Đại tôn họ Lê Hữu, Tiến sĩ môn, nhà thờ Hoàng giáp Lê Hữu Danh, từ vũ Quận công Lê Hữu Kiều, khu mộ Tổ họ Lê Hữu, miểu bà Tổ Cô…

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\1.jpg


          Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791), nguyên quán làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá (Yên Mỹ) và quê mẹ ở xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Thuở nhỏ, Lê Hữu Trác theo cha học tập ở kinh thành Thăng Long và nổi tiếng là cậu học trò thông minh, toàn diện. Lê Hữu Trác từng thi đậu Tam trường, rồi theo học binh thư và được sung vào quân đội chúa Trịnh. Ông là người quyết đoán, thẳng thắn, cương trực nhưng cũng rất hiền từ, là người có chí khí thanh cao nên sớm chán nản khi chứng kiến những rối ren, ngang trái của xã hội. Sau một thời gian tham gia việc quân chính, viện cớ anh trai mất và phải nuôi mẹ, ông xin về quê mẹ ở ẩn. 

           Vốn là người thông minh, học rộng, sau một cơn bạo bệnh được thầy thuốc Trần Độc chữa trị và quý mến truyền thụ cho tất cả kiến thức về y dược, Lê Hữu Trác nhanh chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học. Với trí thông minh hơn người lại cẩn trọng trong công việc, Hải Thượng Lãn Ông đã phát hiện những kiến thức mới về y học, sinh lý học, dược học. Dựa trên thực tế dược liệu Việt Nam, ông đã có những sáng tạo độc đáo, tạo nên nhiều bài thuốc quý hiếm, chữa bệnh cứu người thành công. Đại danh y Lê Hữu Trác đã phát hiện 305 vị thuốc Nam, sưu tầm, thu thập 2854 vị thuốc Nam hay của các bậc tiền bối, nhất là Nam dược của Thiền sư Tuệ Tĩnh. Với tâm nguyện, hoài bão ấp ủ là soạn sách, mở trường thuốc để truyền bá y học và với lý tưởng cao cả "làm sách truyền phương để giúp đời vô tận”, sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu, chữa bệnh cứu người, Lê Hữu Trác đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản đồ sộ và quý giá, đặc biệt là bộ sách “Hải thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển được ông dày công biên soạn, ghi chép và chắt lọc lại những chân lý ông đã lĩnh hội được từ các đại danh y đời trước. Đây được coi là bộ bách khoa toàn thư y học thế kỷ thứ XVIII.

Đại danh y Lê Hữu Trác không chỉ là một nhà y dược học vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, có tinh thần nhân đạo sâu sắc. Sau khi mất, ông được Nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc "Y thánh của Việt Nam”. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, thể hiện qua những tác phẩm đồ sộ mà giá trị còn mãi đến ngày nay. Ông đã để lại cho hậu thế một tàng thư y học, một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật... vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam và được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Năm 2024 tròn 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\3.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\5.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\6.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\7.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\8.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\9.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\10.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\11.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\12.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\13.jpg

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791), người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, xứ Hải Dương (nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông tự đặt cho mình là Hải Thượng Lãn Ông, và không màng danh lợi, vinh hoa phú quý. Ông trở thành một thầy thuốc, một danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời Hải Thượng Lãn Ông là một dẫn chứng hùng hồn về y đức mà không cần cao giọng giảng giải, thuyết lý nhiều. Ông là người đặt nền móng xây dựng y thuật, một ngôi sao sáng trong làng Y học cổ truyền Việt Nam, người đã để lại cho hậu thế một kho tàng kinh nghiệm về YHCT, không những về y lý mà cả thực tiễn hành nghề. Suốt 40 năm trong nghề y, ông đã đem hết tâm tư của mình vào việc chữa bệnh phục vụ nhân dân, nêu cao đạo đức nhân thuật, tận tụy, cần cù nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm, xây dựng truyền thống y học nước nhà. Người còn là một nhà bác học tài năng, một nhà thơ lỗi lạc của thế kỷ 18, một nhà văn hóa với tư tưởng nhân văn lớn. Trong suốt cuộc đời làm thuốc của mình, ông đã để lại cho đời một bộ sách đồ sộ quý giá là bộ “Hải thượng Lãn ông Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển.

Năm 1791, ông qua đời tại Nghệ Tĩnh, “ngôi sao sáng trên bầu trời y học” khuất bóng nhưng gương sáng của ông còn mãi giữa trời. Sau khi mất, con cháu dòng họ cùng dân làng đã xây dựng nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ban đầu quy mô khá nhỏ, đến năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin cùng với Bộ Y tế đã cấp kinh phí đầu tư trùng tu mở rộng thành Nhà tưởng niệm. Du khách tới thăm sẽ thấy đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi trưng bày giới thiệu về thân thế sự nghiệp cũng như nhiều tác phẩm y thuật tiêu biểu của ông.

Với diện tích 200m2 trưng bày trong khuôn viên rộng 1000m2, có nhiều di tích phụ cận xung quanh tạo nên một quần thể di tích rộng lớn. Gian giữa nhà tưởng niệm đặt khám thờ cùng các câu đối ca ngợi ông. Năm 2006, khu lưu niệm được trùng tu, tôn tạo, trong đó hạng mục nhà lưu niệm được dựng lại thành khu đền thờ chính. Năm 1990, khu di tích lưu niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng cấp Quốc gia. Hàng năm cứ vào rằm tháng giêng, nhân dân cùng những người hành nghề Đông y và các thầy thuốc lại tề tựu về đây để tưởng nhớ và tôn vinh y đức lớn lao của Lê Hữu Trác.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Yên Mỹ\KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - LIÊU XÁ\2.jpg

Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh của nhiều du khách thập phương đã đến du xuân đầu năm và thắp hương nguyện cầu cho một năm mới sức khoẻ dồi dào, may mắn, thành công trong cuộc sống. Điều làm nên sức hấp dẫn không chỉ bởi cảnh quan mà đây còn là nơi để hậu thế nhìn lại cùng học tập về đạo đức cũng như y thuật của bậc đại danh y.

http://hungyentourism.com.vn/wp-content/uploads/2020/12/images928824_20142131037271-1.jpg

     Nhà thờ Đại tôn họ Lê Hữu được xây dựng thời Hậu Lê và được trùng tu lại nhiều lần vào thời Nguyễn. Nhà thờ được xây dựng kiểu chữ đinh, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung. Phần lớn các cấu kiện kiến trúc gỗ của nhà thờ đã được thay thế, sửa chữa. Tại đây còn lưu giữ khá nhiều hiện vật quý như bia ký, đại tự, câu đối cổ… với nội dung ca ngợi dòng họ Lê Hữu có nhiều người hiển đạt. Nhà thờ Đại tôn họ Lê Hữu là nơi thờ tự những vị làm rạng danh dòng họ, cũng là nơi để hàng năm con cháu xa gần về tưởng nhớ tới công lao của tổ tông dòng họ. Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi tham quan hấp dẫn, nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.