Đền Dạ Trạch

Đền Dạ Trạch
Lịch Sử
Khởi Công 1894
Hoàn Thành Không rõ
  Đền được khởi dựng từ rất sớm, ban đầu chỉ là ba gian nhà tranh tre, lợp lá nằm trên mô đất cao có hình mui rùa

Chi Tiết Về Đền Dạ Trạch

Đền Dạ Trạch Chi Tiết Cấp Quốc Gia

     Đền thờ Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa công chúa (thời Hùng Vương thứ 18), thôn Dạ Trạch, Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Đền được xây dựng từ lâu, trùng tu, tôn tạo thời Nguyễn (1890). Đền được xếp hạng "Địa điểm lịch sử" theo Quyết định số 28-VH/QĐ ngày 18/1/1988. Hiện nay còn lưu giữ hiện vật như: Chuông đồng đúc năm Thành Thái thứ 14 (1902), tượng chép, đại tự, châm thư, bia đá thời Nguyễn (1895). Lễ hội hằng năm tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch.

 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\3.jpg

Đền Dạ Trạch còn gọi là đền Hóa, tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Là nơi thờ Đức thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Tương truyền, đền được xây dựng trên nền lâu đài, thành quách xưa của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân sau khi ba vị hóa về trời. Ngôi đền không chỉ nổi tiếng với huyền thoại tình yêu của chàng trai họ Chử và công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng, là bài ca về đạo hiếu mà còn gắn liền với truyền thuyết về đầm Nhất Dạ (Đầm Một Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của Lê Lợi.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\2.jpg

 

Đền nằm trong không gian cạnh đầm Dạ Trạch xưa kia. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\7.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\1.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\8.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\5.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\9.jpg

Cuối thế kỷ 19, Chu Mạnh Chinh chỉ huy trùng tu đền. Khách tham quan đền sẽ thấy hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong đền có tượng cá chép, gọi là ông "Bế" ("Bế ngư thần quan") hình cá chép hóa rồng. Đền có chiếc chuông "Dạ Trạch từ chung" được đúc từ năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu. 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\10.jpg

Đền được khởi dựng từ rất sớm, ban đầu chỉ là nhà tranh tre, ba gian, lợp lá nằm trên mô đất cao có hình mui rùa, xung quanh là đầm lầy và lau sậy. Do chiến tranh, ngôi đền cũ bị phá hủy. Đến năm 1890 đền mới được xây dựng lại, do Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh lúc đó là quan Án sát tỉnh Hưng Yên đã thiết kế và xây dựng lại ngôi đền.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\11.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\12.jpg

Trải qua năm tháng ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc hình chữ Công, mái khắc hình long, phượng chạm trổ rất tinh vi, đẹp mắt, gồm 3 tòa: Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Các cấu kiện kiến trúc mang đậm nét kiến trúc, mỹ thuật thời Nguyễn. Tòa tiền tế gồm 5 gian, các bộ vì làm kiểu vì chồng rường. Tòa Trung từ 3 gian và Hậu cung 3 gian, kiến trúc đơn giản, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân. Các cấu kiện kiến trúc mang đậm nét kiến trúc, mỹ thuật thời Nguyễn.

 

 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\4.jpg

Nét đặc sắc của ngôi đền là bài trí thờ cây gậy và chiếc nón - hai vật tương truyền khi xưa Đức thánh Chử đã sử dụng để cứu nhân độ thế. Phía bên trái gian trung từ bài trí thờ Bế Ngư thần quan hay còn gọi là ông Bế - tạo hình cá chép đang hóa rồng được sơn son thếp vàng.

Tại đền còn lưu giữ nhiều hiện vật tiêu biểu như: chuông đồng đúc năm Thành Thái thứ 14 (1902), bia đá hoa cương (1895) tại lầu chuông, các bức đại tự, hoành phi, câu đối tôn vinh Thánh Chử,... Trước không gian yên bình, bên hồ sen, hồ bán nguyệt trong xanh thoáng mát, du khách sẽ được thưởng thức làn điệu hát Trống quân là dân ca đối đáp, giao duyên do các nghệ nhân câu lạc bộ trống quân Dạ Trạch biểu diễn. Đây là nghệ thuật đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia (2016). Từ lâu, ngôi đền đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, hành lễ. Hàng năm, lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung được tổ chức từ ngày 10-12/2 âm lịch. Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng. Lễ hội chính là dịp để tôn vinh công lao của Đức Thánh Chử, cùng nhị vị phu nhân đã mở mang bờ cõi, cứu nhân độ thế. Lễ hội được diễn ra với các nghi lễ rất trang trọng: rước kiệu ra sông Hồng lễ lấy nước cúng thánh, rước cá chép và diễn tích cá vượt vũ môn hóa rồng và nhiều trò chơi dân gian như bắt vịt dưới hồ, đi cầu kiều, bịt mắt bắt dê, múa đĩ đánh bồng,... Tới đây chiêm bái và tham dự lễ hội, chắc chắn du khách sẽ hiểu vì sao những giá trị văn hoá dân gian truyền thống lại có sức sống bền bỉ ngàn đời, tình yêu đích thực trường tồn cùng thời gian để rồi lại trông đợi đến mùa xuân sau tìm về nơi đây trẩy hội.

Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân. 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN DẠ TRẠCH\13.jpg

Đền Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng là Di tích "lịch sử" cấp Quốc gia năm 1988.