Đền Hàm Tử

Đền Hàm Tử
Lịch Sử
Khởi Công Thời Lý
Hoàn Thành Không rõ
Đền Hàm Tử được xây dựng ở phía Đông Nam thôn Hàm Tử

Chi Tiết Về Đền Hàm Tử

Đền Hàm Tử Chi Tiết Cấp Tỉnh

      Đền thờ ba anh em họ Trần (Trần Phúc, Trần Nghiêm và Trần Quang), thôn Hàm Tử, xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu. Tương truyền đền được xây dựng từ thời qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đền được xếp hạng "Lịch sử" theo Quyết định số 97/QĐ ngày 21/1/1992. Tại đền còn lưu giữ hiện vật như: Sắc phong, ngai, đai tự, câu đối. Lễ hội hằng năm vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch.

      Đền Hàm Tử được xây dựng ở phía Đông Nam thôn Hàm Tử, xã Hàm Tử, cách đê sông Hồng khoảng 250m. Theo truyền thuyết, đền toạ lạc trên khu đất hình “kim tinh”, phía trước đền có những con vực ngoằn ngoèo như hình rồng cuốn. Sau đền có nhiều mô đất như hình long mã.

   Đền thờ ba anh em họ Trần là Trần Phúc, Trần Nghiêm và Trần Quang. Các ông quê ở Hàm Tử, có công phò Lý Thái Tổ đánh giặc Chiêm Thành bảo vệ nền độc lập dân tộc đầu thế kỷ XI. Ngoài ra, đền Hàm Tử còn thờ hai công chúa nhà Lý là Tả Hoàng hậu Chinh Phục phu nhân và Hữu Hoàng hậu Dung Nghi phu nhân. Các vị gặp nạn mất ở Hàm Tử. Cũng tại Hàm Tử Quan này, cuối thế kỷ XIII quân và dân Đại Việt dưới triều Trần, được nhân dân Hàm Tử trợ giúp đã đánh bại giặc Nguyên Mông, đập tan ý đồ xâm lược của chúng. Năm tháng qua đi song những dấu ấn lịch sử hào hùng vẫn vang vọng trên đất Hàm Tử.

  Theo truyền thuyết, đền Hàm Tử được khởi dựng từ thời Lý. Trải qua thời gian, ngôi đền đã được tu sửa nhiều lần. Hiện nay, đền có kết cấu kiểu chữ Công gồm Tiền tế 05 gian, Trung từ 03 gian và Hậu cung 03 gian. Các cấu kiện kiến trúc được làm bằng gỗ, trang trí đơn giản.

  Hiện đền còn lưu giữ một số hiện vật quý như: 15 đạo sắc phong, 04 cỗ ngai cổ, đại tự, câu đối, cửa võng,... Hằng năm, lễ hội tại đền được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công lao của các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp ôn lại thuần phong mỹ tục và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.