Đền Đào Xá

Đền Đào Xá
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Cách thành phố Hưng Yên hơn 10km, tọa lạc giữa một miền quê thuần nông, đền Đào Xá ở xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên) gây ấn tượng mạnh với du khách bắt đầu từ tên gọi cổ xưa: Đàn Sướng Thiện.

Chi Tiết Về Đền Đào Xá

Đền Đào Xá Chi Tiết Cấp Quốc Gia

      (Đền Sướng Thiện, Tam Giáo Động) thờ Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo), thôn Đào Xá, xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động. Đền được xây dựng từ lâu, trùng tu thời Lê, Nguyễn. Đền được xếp hạng "Kiến trúc - nghệ thuật" theo Quyết định số 1570-VH/QĐ, ngày 5/9/1989.. Tại đền còn lưu giữ hiện vật như: Tượng, kiệu, câu đối, đại tự…   Cách thành phố Hưng Yên hơn 10km, tọa lạc giữa một miền quê thuần nông, đền Đào Xá ở xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên) gây ấn tượng mạnh với du khách bắt đầu từ tên gọi cổ xưa: Đàn Sướng Thiện.

 

        Đền Đào Xá có tên xưa là đền Sướng Thiện, là Tam Giáo Động, được xây dựng ở đầu thôn trên một khu đất cao, thoáng mát từ thập niên đầu thế kỷ XIX. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, khoảng năm 1896, cụ Từ trông coi đèn nhang đã sang đền Bạch Mã thuộc huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông cũ xin tên hèm để thờ, đặt tên cho đền là Sướng Thiện. Từ đó nhân dân trong vùng tìm đến đây lễ bái cầu phúc, hướng thiện và xin thuốc nam về chữa bệnh. Đền được xây dựng theo kiến trúc điêu khắc thời Nguyễn có vòm cuốn bê tông và hình khối nội công ngoại quốc. Đến năm 1929, nhân dân lại đóng góp công sức và tiền của tu tạo lại đền cho bề thế, khang trang hơn. Khi hội Tam Thánh ra đời, đền thờ Phật – Tiên – Thánh, 3 vị giáo tổ và thờ vọng những vị anh hùng dân tộc đã có công cầm quân chống ngoại xâm như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão. Tên đền Sướng Thiện hay Tam Giác Động nói lên ý tưởng và tâm nguyện về điều thiện, hành động theo điều thiện. 

Sau này, tên đền được gọi theo tên thôn: Đền Đào Xá. Chữ Đào chính là tên một dòng họ có người đến khai phá vùng đất này sớm nhất và cũng là họ phát triển đông đúc nhất thời ấy.

Điều gây ấn tượng ngạc nhiên với du khách là vóc dáng cổng đền. Chiếc cổng đồ sộ, uy nghi hiếm có so với những di tích khác trong vùng, gọi là ngũ quan (5 cổng), nằm sát đường làng thẳng tắp, bên đường là hồ nước trong xanh. Phía ngoài cổng là đại tự: Thánh vực hiện quan, tam giác hội quán. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 18, đền Đào Xá tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng, theo lối kiến trúc điêu khắc thời Nguyễn và đã nhiều lần được tu tạo lại với những hạng mục kiến trúc nghệ thuật độc đáo như ngày nay.

Thời kỳ 1939 – 1945, Đảng ta vận động đấu tranh cách mạng trong sự khủng bố, lùng sục gắt gao của chính quyền thực dân, đền Đào Xá là một trong những cơ sở cất giấu tài liệu của Đảng bộ Hưng Yên. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhiều cuộc mít tinh hội họp lớn của xã đã được tổ chức tại đền. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt, vùng đất này từng có thời gian bị địch chiếm đóng, đền Đào Xá lại là nơi cán bộ ta đặt chân an toàn để phát triển phong trào, khi thì đóng vai người đến đền cúng lễ, khi lại là người lên đền xin lá thuốc về chữa bệnh cho người nhà. Trong đền có hầm bí mật nuôi giấu cán bộ. Hòn Non bộ đắp nổi giữa hồ nước trong khuôn viên với mục đích cất giấu tài liệu  nên được tạo dáng nhiều hang lạch ăn sâu vào giữa khối đá giả sơn trông lạ mắt mà kín đáo.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân khu III đã về đây mở Hội nghị Quân chính bàn việc chống chiến tranh phá hoại của địch và các chủ trương biện pháp chi viện cho chiến trường miền Nam. Tiếp đó, Bộ Y tế  lại chọn đền Đào Xá làm địa điểm sơ tán cho xí nghiệp Dược phẩm.

Đền Đào Xá còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, ngoài Hòn Non bộ xây đắp công phu, phải kể đến 24 pho tượng mỗi pho đều có vẻ hấp dẫn riêng. Nhiều đồ tế tự có giá trị điêu khắc như pho kiệu Ngọc Bộ, ngai, cửa võng, câu đối cùng với nhiều cổ vật quý hiếm như lọ độc bình, lọ hoa, choé, bát hương…

 

Đền Đào Xá được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật, là sự kết hợp hài hoà khéo léo giữa hiện đại với dân tộc, tạo nên một danh lam thắng tích giá trị và nổi tiếng trong vùng. Du khách đồng thời có thể dễ dàng quan sát và nhận ra những hình tượng quen thuộc từ các họa tiết trang trí sinh động ở cổng đền, như: hoa lá, chim muông, đám mây, sóng nước, cảnh rừng núi và những biểu tượng linh vật truyền thống: lưỡng long chầu nguyệt, nghê, rồng, gấu, cá…Qua cổng đền là tới 2 cầu xây đối xứng nhau qua hòn non bộ giữa hồ rất cân đối. Cạnh đó là nhà bia, bên trong treo bức đại tự “Thọ vô cương, đức chi cơ”. Ngăn cách giữa sân ngoài và sân trong đền là bức tường tạo hình cuốn thư trang trí rồng cuốn thuỷ. 

Đền nằm ở trung tâm công trình, xây theo kiểu chữ nhị, cửa nhìn về hướng Đông Nam, tầm nhìn thẳng ra hòn non bộ và cổng chính. Nhà tiền tế gồm 5 gian, kiến trúc có tường hoa chắn mái, trên hai cột tường hoa đắp mâm ngũ quả, giữa là bức đại tự “Tam giác động” hai bên đại tự được biểu thị 2 hình tròn tượng trưng cho âm, dương… Gian trung tâm tiền tế đắp núi cao 2m, trên đỉnh là toà tháp 3 tầng mái, đặt 24 pho tượng cổ, đỉnh núi là tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào-Bắc Đẩu, dưới là quần thần bách thánh. Cửa võng được chạm rất tinh xảo, gồm nhiều đề tài phong phú: hoa sen cách điệu, dây nho, khóm trúc và tứ linh, tất cả đều được sơn son màu mận chín rực rỡ tôn nghiêm. Ở hậu cung, ban thờ giữa đặt kiệu Ngọc Bộ chạm trổ tinh xảo, thờ vọng Trần Hưng Đạo, hai gian bên thờ Phạm Ngũ Lão và thờ Mẫu. Giống như nhiều di tích khác trên quê hương Hưng Yên anh hùng, trong các thời kỳ cách mạng, đền Đào Xá đã trở thành căn cứ cách mạng. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đền Đào Xá là một trong những điểm cất giấu tài liệu bí mật của Đảng. Nhiều cuộc mít tinh hội họp lớn của xã đã được tổ chức tại đền.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Đào Xá luôn là chỗ dựa cho các cán bộ, du kích trước sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp và tay sai, là nơi an toàn để che giấu, phát triển lực lượng du kích địa phương. 

Nhiều cán bộ của Đảng đã dựa vào đền và sự đùm bọc của nhân dân để hoạt động bí mật, giả làm người đi lễ bái che mắt địch, cất giấu tài liệu ở hòn non bộ được tiền nhân xây đắp công phu giữa hồ nước xanh trong khuôn viên đền và giặc không hề phát hiện được.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đền Đào Xá trở thành nơi họp bàn của Quân khu 3 chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. 

Sau đó, Bộ Y tế lại chọn đền Đào Xá làm địa điểm sơ tán cho xí nghiệp Dược phẩm. Giờ đây, trong đền còn dấu tích của căn hầm bí mật đã nuôi giấu cán bộ trong kháng chiến.

Vừa là địa chỉ độc đáo phục vụ đời sống tín ngưỡng, tâm linh cho người dân, vừa là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đền Đào Xá còn gắn liền với lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc theo cách trung kiên như thế.

Đền Đào Xá được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 1570 ngày 5/9/1989 của Bộ Văn hoá và Thông tin.