Đền Phù Ủng

Đền Phù Ủng
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45km, tọa lạc tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Khu di tích đền Phù Ủng là một quần thể kiến trúc phong phú và độc đáo. Đền Phù Ủng thờ người anh hùng dân tộc – tướng quân Phạm Ngũ Lão – vị tướng tài ba của Trần Hưng Đạo. 

Chi Tiết Về Đền Phù Ủng

Đền Phù Ủng Chi Tiết Cấp Quốc Gia

 Đền thờ Phạm Ngũ Lão (danh tướng thời Trần), thôn Phù Ủng, Phù Ủng, huyện Ân Thi. Đền được xây dựng thời Trần, trùng tu thời Nguyễn. Đền được xếp hạng "Di tích lịch sử" theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988. Hiện nay, còn lưu giữ hiện vật như: Tượng Phạm Ngũ Lão bằng đồng, bia đá, chén bạc, sắc phong thời Lê, Nguyễn. Lễ hội hằng năm tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 13 tháng Giêng. 

 

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45km, tọa lạc tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Khu di tích đền Phù Ủng là một quần thể kiến trúc phong phú và độc đáo. Đền Phù Ủng thờ người anh hùng dân tộc – tướng quân Phạm Ngũ Lão – vị tướng tài ba của Trần Hưng Đạo.  Phạm Ngũ Lão sinh năm 1225 tại làng Phù Ủng, huyện Ân Thi. Ông là vị tướng văn võ song toàn, được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hết sức tin cậy. Ông có công lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của dân tộc ta và bảo vệ biên giới phía Tây – Nam của Tổ quốc. Phạm Ngũ Lão là vị tướng luôn có mặt ở những trận quyết chiến quan trọng và luôn tự mình xông lên giết giặc làm gương cho ba quân tướng sĩ. Cuộc đời ông là cuộc đời gắn liền với chiến trận và những chiến công vang dội. Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ vua ban ở Thăng Long. Sau khi mất, ông được nhà vua phong là “Thượng đẳng phúc thần”.

Quần thể di tích đền phù Ủng có giá trị nghệ thuật kiến trúc điêu khắc khá quý hiếm còn lưu lại trên đất Hưng Yên. Đền Phù Ủng nằm trên khu đất có thế “Thất tinh ứng hậu, hình nhân bái tướng, voi quỳ ngựa phục, bên bút bên nghiên bên cờ bên kiếm, ở giữa có mô hòn ngọc, cạnh dòng sông Cửu Yên như rồng uốn khúc, mà đầu rồng là khu đất dựng đền nhô hẳn ra khỏi làng”.

Đền Ùng là một quần thể di tích có kiến trúc đồ sộ, quy mô rộng lớn khá hoàn chỉnh được chia làm hai khu:Khu ngoài và Khu trong. Khu ngoài gồm Đền chính thờ Điện súy thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, bên trái là lăng Phạm Tiên Công, bên kia đường là đền Mẫu; Huê Văn Các kết cấu hình bát giác… Khu trong được bố cục theo kiểu ” Tiền Thần Hậu Phật” gồm đền thờ công chúa Tĩnh Tuệ (con gái Phạm Ngũ Lão), chùa Bảo Sơn (Cảm Ân Tự), lăng quốc công Vũ Hồng Lượng được làm bằng đá xanh với kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá nổi tiếng thời Hậu Lê.

Phạm Ngũ Lão sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Phù Ủng huyện Ân Thi, danh tướng đã đóng góp vào vô số chiến công hiển hách vào thời Trần. Thời kỳ hào khí Đông A ở đỉnh cao với 3 lần đánh bại quân Mông – Nguyên.



Hình tượng Phạm Ngũ Lão trong truyền thuyết dân gian là hình mẫu lý tưởng của dân tộc Việt Nam. Con người dù xuất thân ở tầng lớp nào thì khi có tài năng và đức độ sẽ được trọng dụng, người dân ngưỡng mộ, thờ cúng ngàn đời.

Với tài năng kiệt xuất, lại được Trần Quốc Tuấn rèn cặp, tin cậy gả con gái là quận chúa Anh Nguyên, Phạm Ngũ Lão đã mau chóng trở thành vị tướng xuất sắc nhất trong triều đại nhà Trần. Ông có công rất lớn trong đánh đuổi quân Nguyên Mông, quân Ai Lao, quân Chiêm Thành và các tù trưởng phản loạn biên giới.

Vì những công lao to lớn, Phạm Ngũ Lão được vua Trần Anh Tông thăng chức Điện Súy Thượng Tướng Công chỉ huy quân cấm vệ, bảo vệ kinh thành Thăng Long và ban cho Quy phù, Hổ phù, Vân phù.

Tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ. Vua nghỉ chầu 5 ngày để tiếc thương, đó là ân điển đặc biệt. Để ghi nhớ công lao vị tướng, triều đình đã cho lập đền thờ ông ngay trên nền nhà cũ, đó chính là đền Phù Ủng ngày nay.

Đền Phù Ủng nằm trên khu đất “Thất tinh ứng hậu, hình nhân bái tướng, voi quỳ ngựa phục, bên bút bên nghiên bên cờ bên kiếm…”. Đền được trùng tu vào thời Nguyễn, gồm khu đền chính thờ Điện súy Thượng tướng công Phạm Ngũ Lão, bên trái là lăng thân phụ Phạm Tiên Công, bên phải có đền Mẫu thờ thân mẫu và Khuê Văn Các hình bát giác. Khu trong có bố cục “Tiền Thần Hậu Phật” gồm đền thờ công chúa Tĩnh Huệ (con gái Phạm Ngũ Lão), chùa Bảo Sơn và lăng quốc công Vũ Hồng Lượng.

Do chiến tranh, ngôi đền chính đã bị đốt phá. Năm 1989, đền Phù Ủng được trùng tu. Khu đền chính có kiến trúc chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế và tòa hậu cung chồng diêm hai tầng tám mái. Tại đây có đặt tượng Phạm Ngũ Lão bằng đồng ngồi trên ngai, mặc áo cẩm bào, đội mũ cánh chuồn.

Khu di tích đền Phù Ủng cổ kính dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi và nhiều bia đá ghi công đức của Phạm Ngũ Lão và lưu danh những người đỗ đạt cao qua các triều đại.

 

Năm 1988, đền Phù Ủng được công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hằng năm lễ hội được diễn ra từ ngày 10 đến 13 tháng Giêng để tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ Lão. Hàng năm di tích lịch sử đền Phù Ủng thu hút hàng ngàn lượt khách về thăm viếng và chiêm bái.Về thăm đền là dịp để du khách tỏ lòng tôn kính đối với vị tướng tài giỏi của dân tộc và cũng để tham quan vẻ đẹp độc đáo của nơi đây.

Năm 1988, đền Phù Ủng được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.