Đền Đậu An

Đền Đậu An
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Đền An Xá tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi đền được khởi dựng từ sớm, là nơi tôn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thiên Tiên, Địa Tiên và Ngũ Lão Tiên Ông (những vị thần, tiên của văn hóa Đạo giáo), những người có công khai phá vùng đầm lầy hoang vu, diệt trừ thú dữ, dạy dân cày cấy, lập làng chạ, dựng "Thụy Ứng Quán" để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Chi Tiết Về Đền Đậu An

Đền Đậu An Chi Tiết Cấp Quốc Gia

      (Thụy Ứng Quán - Đậu An) thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Ngũ Lão tiên ông các vị Thiên Tiên, Địa Tiên, thôn An Xá, An Viên, huyện Tiên Lữ. Tương truyền, đền được xây dựng từ lâu, trùng tu thời Lê, Nguyễn niên hiệu Duy Tân thứ 6 (1912) năm 1926. Di tích được xếp hạng "Kiến trúc - nghệ thuật" theo Quyết định số 1970-VH/QĐ, ngày 5/9/1989 và di tích quốc gia đặc biệt (2020). Hiện tại đền lưu giữ một số hiện vật, bảo vật quốc gia như: Tháp đất nung thời - Trần, nhang án đất nung thời Mạc, chuông đồng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35 (1774), khánh đá, bia đá thời Lê, Nguyễn. Lễ hội hằng năm tổ chức từ ngày mồng 6 đến 12 tháng 4 âm lịch.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\1.jpg

      Đền An Xá (đền Đậu An) được biết đến là một công trình kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc, hiếm hoi, duy nhất và lớn nhất của văn hóa Đạo giáo còn sót lại ở tỉnh Hưng Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Ngôi đền có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, minh chứng cho dấu ấn hiện hữu của "nền văn hóa Đạo giáo sơ khai" trên vùng đất này. Đền đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

          Đền An Xá tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi đền được khởi dựng từ sớm, là nơi tôn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thiên Tiên, Địa Tiên và Ngũ Lão Tiên Ông (những vị thần, tiên của văn hóa Đạo giáo), những người có công khai phá vùng đầm lầy hoang vu, diệt trừ thú dữ, dạy dân cày cấy, lập làng chạ, dựng "Thụy Ứng Quán" để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\6.jpg

Đền An Xá là công trình kiến trúc cổ, có không gian cảnh quan đẹp, qui mô kiến trúc khá lớn. Điều làm nên sự độc đáo và đặc biệt lớn nhất tại đền An Xá so với các công trình kiến trúc khác là hai tòa Ống muống và Hậu cung đền đều được làm hoàn toàn bằng đá xanh nguyên khối, tạo nên nét đặc sắc hiếm có, ít di tích cổ nào ở miền Bắc còn lưu giữ được. Tất cả những họa tiết, hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc tại đây đều được các nghệ nhân điêu khắc đá đương thời tạo tác công phu, cầu kỳ, tỷ mỷ, chau chuốt đến từng chi tiết, tạo nên sự thâm nghiêm linh khí nơi thờ tự.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\13.jpg

Đền An Xá xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thường được gọi là đền Đậu An là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đền được xây vào năm Thiên định nhị niên (năm thứ hai trước công nguyện). Đền có tháp Cửu Trùng được làm bằng đất nung thời Lý- Trần, được dựng trước cửa đền thượng cao 4,5m, bề rộng 2m x 2m, có 9 tầng đều có mái hẹp lợp ngói cổ. Khánh đá dài 2,5m nặng 1,2 tấn. Quả chuông đồng đường kính 0,8m, cao 1,7m, nặng 880kg được đúc vào Triều đại Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng năm Quí Tị. Di tích xếp hạng số 1970-VH/QĐ, ngày 5/9/1989.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\12.jpg

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng, được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, đền Đậu An là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các thiên thần. Ngôi đền tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, cách thành phố Hưng Yên khoảng 12km. Đền Đậu An được khởi dựng từ khá sớm, trải qua nhiều lần tôn tạo, đền có quy mô bề thế, các hạng mục mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Hậu Lê đan xen thời Nguyễn. Theo thần tích còn lưu giữ, vào năm Thiên Định nhị niên (trước Công Nguyên) có Thiên tiên, Địa tiên mở cổng trời xuống hướng dẫn nhân dân khai phá vùng sình lầy, dạy cách săn bắn, hái lượm và trồng lúa nước. Ngoài ra, còn có Ngũ lão tiên ông huy động dân làng khai hoang, diệt trừ thú dữ và dựng Thụy Ứng quán thờ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau này, Thụy Ứng quán được xây dựng mở rộng trở thành quần thể di tích mang tên gọi đền Đậu An như ngày nay.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\5.jpg

Đền An Xá (hay Đền Đậu An) được thiết kế: Cung ngoài chủ yếu là gỗ lim nhưng cung trong chủ yếu là đá. Cột, kèo đều bằng đá. Phía trên trạm trổ lân, nghê, cột cao rồng lượn chầu bè vân phong. Cung cấm thì có 2 cửa 2 bên. Khác với các đền khác, được mở cửa vào, nhưng ở đây thì không. Ở trong cung cấm có 1 Nhang áng. Chất liệu xây bằng đất nung, nền xung quanh là hoa sen, biểu tượng thờ Phật. Giá trị nghệ thuật của đền An Xá còn thể hiện ở những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tiêu biểu, quý hiếm, có một không hai, hiện còn lưu giữ tại di tích. Trong đó, tiêu biểu là 02 bảo vật quốc gia: Bệ thờ đất nung (khoảng thế kỷ XVI); Tháp đất nung đền An Xá (thế kỷ XVI - XVII). Ngoài ra, đền còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như: 2 bệ tượng đất nung mang phong cách mỹ thuật thế kỷ XVI-XVII; Khánh đá thời Hậu Lê, niên hiệu năm Vĩnh Trị (1676); Chuông đồng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 34 (1773), tượng thờ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII,... Đây là những di sản văn hóa vô giá, là nguồn sử liệu quý cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về di tích, địa danh và tục thờ các vị thần tiên. Nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Trần Lâm Biền, cho biết: ở đây Tháp này khác Tháp Phật. Tháp Phật thường theo số lẻ, nhưng Tháp ở đền có 10 tầng. Trên Tháp này, người ta thấy ước vọng của con người được đặt vào trong những bản chạm rất rõ ràng. Uớc vọng ấy được hội tụ bởi nhiều dòng chảy văn hóa: 1 là tín ngưỡng dân gian, 2 là ước vọng gắn với tư duy nông nghiệp. Ở đền này, cái Tháp còn giữ lại rất nhiều hoa văn, hình trang trí mà ở đấy không chỉ để làm đẹp cho Tháp mà còn nói lên tâm hồn của người Việt, ước vọng của con người muốn gửi qua Tháp đó lên đấng tối Thượng: hãy vì con người mà ban phát ân huệ." Với giá trị đặc biệt trên, di tích kiến trúc nghệ thuật đền An Xá được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2020; Tháp đất nung đền An Xá được công nhận Bảo vật Quốc gia  năm 2021;  bệ đất nung đền An Xá được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2022.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\8.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\9.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\10.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\14.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\15.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Tiên Lữ\ĐỀN AN XÁ (ĐỀN ĐẬU AN) - AN VIÊN\16.jpg

Lễ hội truyền thống đền An Xá (hay Đền Đậu An) từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch. Dân làng đan biểu tượng Thiên Tiên, Địa Tiên bằng tre, cao gần 5m, rước quanh làng. Buổi chiều ngày mùng 8, diễn lại sự tích mẹ con nhà khó đánh hổ. Trò diễn được sân khấu hóa với hình ảnh Lỗ Quốc đại vương, ba lực sỹ được Ngọc Hoàng cử xuống tiêu diệt hổ dữ bảo vệ dân làng và sức mạnh của người mẹ nghèo khó tham gia diệt hổ. Lễ hội kết thúc vào ngày 12, lúc 23h đêm. Trước giờ kết thúc, tổ chức lại trò đánh hổ ở đền, làm lễ triệt đăng, tắt hết đèn nến trong đền và các vùng xung quanh. Khi tắt đèn đồng thời với việc mô phỏng tiếng ếch, nhái kêu vang rền.

Đền An Xá cùng nhiều di vật cổ đã trở thành chứng tích vô giá của lịch sử Hưng Yên. Các dấu tích của đền chứa đựng những ý nghĩa nhân sinh và tín ngưỡng đặc sắc, thể hiện sự giao lưu trong dòng chảy văn hóa và được trao truyền cho các thế hệ sau.