Phủ Điềm

Phủ Điềm
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Phủ Điềm được tọa lạc trên một vùng đất rộng và bằng phẳng thuộc xã Minh Phượng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Xung quanh là cánh đồng lúa phì nhiêu bát ngát và xóm làng thanh bình yên tĩnh

Chi Tiết Về Phủ Điềm

Phủ Điềm Chi Tiết Cấp Quốc Gia

         Phủ Điềm thờ 7 anh em họ Tạ (Hùng Công, Dũng Công, Uy Công, Cường Công, Chân Công hai người con gái là Chiêu Long Minh Lang thời Hùng Vương), thôn Điềm Xá, Minh Phượng, huyện Tiên Lữ. Phủ Điềm được xây dựng thời Hậu Lê, trùng tu thời Nguyễn. Đền được xếp hạng "Kiến trúc nghệ thuật" theo Quyết định số 1288-VH/ QĐ ngày 16/11/1988. Hiện tại còn lưu giữ hiện vật, đồ thờ như: Cuốn thần tích, khánh đá, bát hương, ngai thờ. Lễ hội hằng năm tổ chức các ngày 12 đến 15 tháng 3 và mồng 9 đến 11 tháng 10 âm lịch.

        Phủ Điềm được tọa lạc trên một vùng đất rộng và bằng phẳng thuộc xã Minh Phượng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Xung quanh là cánh đồng lúa phì nhiêu bát ngát và xóm làng thanh bình yên tĩnh..

Di tích lịch sử Phủ Điềm được xây dựng vào thời hậu Lê để tôn thờ công ơn của bẩy anh em nhà họ Tạ, là những người có công đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn, xây dựng non sông đất nước thời vua Hùng Vương thứ 18. 

Phủ Điềm được Bộ văn hoá – thông tin xếp hạng vào năm 1998. Được xây dựng theo hình chữ Đinh với nhiều đường nét hoa văn tinh xảo. Hiện tại hiện vật trong di tích còn lại là 7 Cỗ Ngai, Uốn Thần, Xà Tích, Khánh Đá, Thần Tích, Sắc Phong..

Lễ hội Phủ Điềm được tổ chức hàng năm vào hai tháng: tháng 3 từ ngày 13 đến ngày 15 âm lịch; tháng 10 từ ngày 9 đến ngày 12 âm lịch. Lễ hội Phủ Điềm được bảo tồn nhằm giáo dục các thế hệ mai sau luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống Việt, khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Phủ Điềm - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Hình 1

Phủ Điềm - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Hình 2

Phủ Điềm - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Hình 3

Lễ hội Phủ Điềm là một hoạt động văn hoá tín ngưỡng tâm linh nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc và ghi nhớ công ơn của bẩy anh em họ Tạ đã có công đánh giặc giữ nước. Nhằm khơi dậy, giáo dục các thế hệ mai sau luôn  giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống Việt, khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Lễ hội đã thu hút được đông đảo nhân dân và khách thập phương về dự hội, nâng cao nét đẹp văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, văn hoá cộng đồng, hướng thiện, hướng tới nét đẹp Chân - Thiện – Mĩ, cầu cho quốc thái dân an.

Phủ Điềm - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Hình 4

Lễ rước kiệu được xuất phát từ Phủ Điềm đến đền quan Tân Ninh lấy chân nhang, đến Chùa Đình Trung rồi tiếp đến đàn Thiện và đến đống Đình sau đó rước quay về Phủ Điềm. Lễ rước kiệu được diễn ra với nhiều màu sắc, trang nghiêm đậm nét văn hoá truyền thống. Xung quanh lễ hội còn có các hoạt động văn hoá khác như thể thao bóng truyền, cờ tướng, kéo co, bịt mắt bắt dê dê, đêm văn nghệ nghệ.. 

 

Phủ Điềm - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Hình 5

Phủ Điềm - Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt - Hình 6

Lễ hội diễn ra với nhiều nhưng nét đẹp văn hoá và ý nghĩa mang tính nhân văn sâu sắc.. Mong rằng Phủ Điềm trong tương lai sẽ được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp, các ngành và sẽ là một điểm di tích lịch sử văn hoá luôn sống mãi trong tâm hồn người Việt..