Chùa Đại Đồng

Chùa Đại Đồng
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Chùa Đại Đồng có tên chữ là Linh Thung Cổ Tự ở thôn Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Làng còn có tên là làng Thông hay làng Nôm nên chùa làng cũng có tên gọi là chùa Nôm hoặc chùa Thông.

Chi Tiết Về Chùa Đại Đồng

Chùa Đại Đồng Chi Tiết Cấp Quốc Gia

    (Chùa Nôm, Linh Thông cổ tự), thờ Phật, thuộc làng Nôm, Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Chùa được phục dựng thời Lê (1680), trùng tu tôn tạo thời Nguyễn. Chùa được xếp hạng "Di tích nghệ thuật" theo Quyết định số 295 QĐ/BT ngày 12/2/1994. Hiện nay, còn lưu giữ hiện vật như: Tượng thờ bằng gỗ, tượng đất, cây hương đá, bia đá (1796), (1700), hoành phi, câu đối, chuông đồng. Lễ hội truyền thống từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\2.jpg

       Chùa Đại Đồng có tên chữ là Linh Thung Cổ Tự ở thôn Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Làng còn có tên là làng Thông hay làng Nôm nên chùa làng cũng có tên gọi là chùa Nôm hoặc chùa Thông. Chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, là ngôi đại tự có tiếng của Bắc bộ còn lưu giữ được nhiều nét xưa. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680.

Lịch sử hình thành

      Chùa Nôm được dựng từ bao giờ đến nay không ai còn nhớ, theo truyền thuyết thì ngôi chùa đầu tiên chỉ có 3 gian nhà, dựng giữa rừng thông. Trải qua thời gian, rừng thông dần dần bị mất, ngôi chùa cũng bị đổ nát. Đến năm Canh Thân, niên hiệu Chính Hòa nguyên niên (1680) thời Hậu Lê, sau khi lên ngôi nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này. Tiếp theo vào các năm 1692 (Nhâm Thân), 1694 (Giáp Tuất), 1697 (Đinh Sửu), 1698 (Mậu Dần) và 1699 (Kỳ Mão) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, hậu cung, hành lang, xây dựng lại cổng chùa. Năm Chính Hòa thứ 21 (1700) nhân dân sửa lại cột đồng trụ, tạc tượng và mở mang khuôn viên cho chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) xây thêm gác chuông và hai dãy hành lang, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) chùa được trùng tu thêm một lần nữa như sửa lại mái, đảo ngói, và kê cột lên chân tảng để chùa cao, thoáng hơn.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\4.jpg

Cổng chùa Nôm - Tam quan được xếp vào hạng to, cao nhất nhì Đông Nam Á. Khu vực Tam quan này vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.

Vị trí

Chùa nằm trên một khoảng đất rộng 8000m2, xây theo hướng Đông Nam gồm tiền đường và hậu cung, ngôi chùa chính còn có điện thờ Mẫu và nhà Tổ khang trang, đồng bộ.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\5.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\8.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\9.jpg

Kiến trúc và bài trí

Tiền đường 7 gian, phía trước có hai cột đồng trụ, trên hai cột là hai đôi câu đối:

Thiện ác thắng ngay trong ba giới

Thăng trầm pha độ khách mười phương.

Và:

Khi lên khi xuống vẫn có đủ đường ta

Họa phúc không có cửa cho người ta tránh khỏi.

Phần hiên lát gạch Bát Tràng, phía ngoài lát những phiến đá xanh to bản, chính giữa hai bên là hai bia đá, bia bên trái khắc năm Canh Thìn (1400), bia thứ hai dựng năm Chính Hòa thứ 21 (1700) ghi tên họ các nhà sư trụ trì đã viên tịch tại chùa. Ba gian giữa là 3 cửa bức bàn kiểu thượng song hạ bản. Tòa tiền đường gồm hai hàng cột chính, mỗi hàng gồm 6 cột gỗ lim, chu vi cột 0,8m kê trên chân tảng gạch. Tòa tiền đường là nơi để nhân dân đến lễ bái, phía sau gian giữa đặt một nhang án gỗ sơn son thiếp vàng. Trên 4 mặt của nhang án được bố trí thành các mảng trang trí với các mô típ hoa văn khác nhau như hoa sen, hoa cúc. Phần trên xà dọc của ba gian giữa treo ba bức hoành phi sơn son thiếp vàng. Hai gian đầu hồi đặt hai pho tượng Hộ Pháp: Khuyến Thiện và Trừng Ác. Hậu cung gồm 4 gian được nối với gian trung tâm tòa tiền đường, gồm hai hàng cột cái, không có cột quân, các đầu kéo đều gối vào tường, kiến trúc bộ vì được làm theo kiểu chống rường đơn giản.

Phía dưới câu đầu gian thứ nhất treo một bức cửa võng sơn son thiếp vàng, chạm cúc hóa phượng. Hai cột phía dưới có treo đôi câu đối:

Mưa rơi rơi Tây Trúc làm hoa biến thể

Mây lành che phủ chốn cực Nam hoa lá biến văn.

Ở gian đầu hậu cung đặt một nhang án bằng gỗ hình chữ nhật. Phía trước bưng kín, chính giữa chạm nổi hình ô van, phía trong là một nhành cúc mãn khai, 4 góc chạm cành lựu đang đơm bông kết trái, phóa trên là cành cúc dây.

Sau nhang án là bệ thờ, bài trí nhiều lớp tượng: Lớp thứ nhất gồm 3 pho đương niên Phật và đương cảnh Phật làm bằng đất nung cao 0,6 mét, đầu đội mũ có hình mặt trời, thân mặc áo long bào. Giữa hai pho tượng trên là pho Cửu Long bằng đồng. Lớp thứ hai là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ bằng đất, cao 0,9m, cả hai mặc áo có thêu hoa cúc, đầu đội mũ, chân đi hài. Lớp thứ ba: giữa là tượng Ngọc Hoàng bằng đất cao 1m ngồi trên ngai, hai tay ngai chạm hình đầu rồng, đầu đội mũ bình thiên, mặc áo long cồn. Hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu bằng đất nung, tay cầm sách. Lớp thứ tư là tượng A di đà, làm bằng gỗ cao 1,5m, sơn son thiếp vàng đặt trên bệ đất. Tượng mặc áo cà sa có nhiều nếp gấp, trên ngực có chữ Vạn lớn. Lớp thứ năm là bộ tượng A di đà ở giữa, hai bên là Phổ Hiền va Văn Thù Bồ Tát, tất cả làm bằng gỗ. Lớp thứ 6 là bộ tam thế, cả ba vị ngồi trên đài sen. Tượng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trên ngực có chữ Vạn nổi.

Bên phải và bên trái hậu cung là hệ thống thập điện Diêm vương, mỗi bên 5 vị, bằng đất, đầu đội mũ bình thiên, mặc áo bào thêu hình hoa cúc. Hành lang chùa Nôm có 10 gian, bày hệ thống bát bộ Kim Cương và tượng Bồ tát. Hệ thống thứ ba là tượng thập bát La hán, môi bên 9 pho đều trong tư thế ngồi, mỗi người một vẻ khác nhau. Phía sau chùa Nôm là động thờ, có đắp hình thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Phía trước động có bia đá niên hiệu Cánh Thịnh thứ 4 (1796) ghi tên các vị hùng công xây dựng chùa.

Tòa điện thờ thánh được xây dựng thời vua Khải Định, năm 1920. Tòa có kiến trúc kiểu chữ Nhị. Tòa đệ nhất gồm ba gian, vì mái được ghép gỗ thành hình vòm cuốn. Hai vòm cuốn giữa mặt trong chạm lộng hình rồng, phượng mặt ngoài chạm tùng, trúc, cúc, mai. Toàn bộ 3 gian ngoài là hệ thông thờ Mẫu. Tòa đệ nhị điện thờ được bố trí hai bệ thờ, trên mặt khám thờ Mẫu. Gian bên phải thờ tượng Trần Hưng Đạo ngồi trên ngai, băng gỗ, trông uy nghi thần bí.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\11.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\15.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\16.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\17.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\18.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\19.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\21.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\23.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\24.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\26.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\13.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\14.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\29.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\30.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\31.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\36.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\37.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\38.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\39.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\28.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\32.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\33.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\35.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Văn Lâm\CHÙA ĐẠI ĐỒNG (CHÙA NÔM) - ĐẠI ĐỒNG\34.jpg

Di tích quốc gia

Chùa Nôm là một di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê, trùng tu thời Nguyễn. Hệ thống tượng, câu đối, đại tự, bia ký, chuông… là những di sản văn hóa quý giá của địa phương cũng như của nước ta.

Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 12 tháng 2 năm 1994.