Đền Sài Thị

Đền Sài Thị
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Đền Sài Thị toạ lạc ở thôn 3 (tên cũ của làng Sài Thị), xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thờ hai danh tướng Lỗ Nha và Nghị Chú là tướng thủy quân của Vua Hùng thứ 18. Hai vị cùng quân sĩ chặn đánh, truy đuổi giặc từ sông Kim Ngưu qua sông Hàm Tử đến sông Bạch Hạc thì đánh tan quân Tây Thục. Sau thắng lợi, hai vị được Vua Hùng phong là Nguyên soái. Các triều đại sau đều phong sắc và cho phép Nhân dân được thờ cúng lâu dài.

Chi Tiết Về Đền Sài Thị

Đền Sài Thị Chi Tiết Cấp Quốc Gia

      Đền thờ Lỗ Công và Nghi Công (tướng thời Hùng Vương thứ 18), thôn Sài Thị Thượng, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu. Đền được xây dựng từ lâu, trùng tu thời Nguyễn. Đền được xếp hạng "Lịch sử kiến trúc" theo Quyết định số 97/QĐ, ngày 21/1/1992. Tại đền còn lưu giữ một số hiện vật như: Chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747), bia Cảnh Hưng thứ 20 (1759), sắc phong thời Lê, Nguyễn. Lễ hội hằng năm vào các ngày mồng 2 tháng 6 và mồng 2 tháng 12 âm lịch.

 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\1.jpg

Đền Sài Thị toạ lạc ở thôn 3 (tên cũ của làng Sài Thị), xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thờ hai danh tướng Lỗ Nha và Nghị Chú là tướng thủy quân của Vua Hùng thứ 18. Hai vị cùng quân sĩ chặn đánh, truy đuổi giặc từ sông Kim Ngưu qua sông Hàm Tử đến sông Bạch Hạc thì đánh tan quân Tây Thục. Sau thắng lợi, hai vị được Vua Hùng phong là Nguyên soái. Các triều đại sau đều phong sắc và cho phép Nhân dân được thờ cúng lâu dài.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\2.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\3.jpg

Tích xưa kể rằng, từ thời Hùng Vương, có hai anh em sinh đôi là Lỗ Nha, Nghị Chú đã giúp nước đánh giặc, lập công. Sau đó, hai vị tướng về sinh sống tại làng Sài Thị, khai hoang, dạy bảo cày cấy, giúp cho dân làng ngày càng giàu có. Ðể tưởng nhớ công lao, người dân đã xây dựng ngôi đền thờ hai danh tướng.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\5.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\6.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\7.jpg

Vừa qua, người dân làng Sài Thị một lần nữa đoàn kết, đóng góp kinh phí, công sức xây dựng lại ngôi đền thờ hai danh tướng Lỗ Nha, Nghị Chú trên nền móng ngôi đền làng cũ bị xuống cấp theo dấu thời gian. Sau một thời gian xây dựng, Nhân dân chọn đúng ngày 10/3 âm lịch (ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) tới đây để khánh thành đền Sài Thị Thượng - nơi thờ tự các vị tướng dưới thời Hùng Vương.

Là một ngôi làng cổ, Sài Thị còn gắn liền với địa danh bến Ðại Mang (hay Ðại Mang Bộ). Qua nghiên cứu sắc phong cổ tại đình làng Sài Thị và căn cứ vào các tài liệu sử học, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho rằng, địa danh Ðại Mang Bộ chính là vùng đất thuộc xã Thuần Hưng và các xã chung quanh ngày nay.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1285, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Vua Trần Nhân Tông từ Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Trường (Nam Ðịnh) tiến quân bằng đường sông và dừng lại tại Ðại Mang Bộ để bàn kế sách. Sau đó, quân và dân nhà Trần đã đánh và chiến thắng các trận Hàm Tử, Tây Kết (cũng trên địa bàn huyện Khoái Châu) nổi tiếng. Những chiến thắng này góp phần quan trọng vào việc quét sạch 500 nghìn quân giặc ra khỏi bờ cõi khi chúng sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Khoái Châu\ĐỀN SÀI THỊ - THUẦN HƯNG\4.jpg

Đền Sài Thị sau khi được trùng tu, tôn tạo. Tương truyền rằng, Thủy thần Lỗ Nha và Nghị Chú là 2 anh em sinh cùng 1 bọc trứng, đã có công giúp vua Hùng Vương thứ 18 dẹp giặc Thục nên được dân làng thờ phụng. 

Lễ hội được mở vào ngày 4/1 đến ngày 6/1 âm lịch. Lễ hội diễn ra 3 năm 1 lần, và có sự hoán đổi 3 năm đầu rước từ đền Sài Thị Thượng sang đền Sài Thị Hạ sau đó quay về. Ba năm sau lại ngược lại, rước từ đền Sài Thị Hạ sang đền Sài Thị Thượng sau đó rước quay về. Trong lễ hội diễn ra một số trò chơi dân gian đặc sắc như: Chọi gà, cờ người, quay đất, vật gậy...Cùng với nhiều loại nghệ thuật cổ truyền như:  hát chèo, đội múa rồng.