Chùa Nguyễn Xá

Chùa Nguyễn Xá
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Chùa Nguyễn Xá có tên chữ là Vân Khánh Tự được xây dựng ở đầu làng Nguyễn Xá, xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trên thế đất cao và đẹp, có thế Rồng chầu hổ phục. 

Chi Tiết Về Chùa Nguyễn Xá

Chùa Nguyễn Xá Chi Tiết Cấp Quốc Gia

   Đình Nguyễn thờ Anh Tông, Thái hậu Lan Thái úy Thường Kiệt, thôn Nguyễn Xá, phường Nhân Hòa, Thị Mỹ Hào. Đình xây dựng thời (1695), mùa xuân năm Chính Hòa thứ 26 (1705) cất nóc, gần đây mới được trùng tu, tôn tạo. Chùa xây dựng thời Hậu Lê, trùng tu thời Nguyễn, cũng mới được tôn tạo lại. Di tích được xếp hạng "Lịch sử - nghệ thuật" theo Quyết định số 226-QĐ/BT ngày 5/2/1994. Tại di tích lưu giữ hiện vật, đồ thờ như: Sắc phong Cảnh Hưng thứ 44 (1783); Khải Định thứ 9 (1924), bia đá (1699 1764), chuông đồng (1799). Lễ hội hằng năm từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng.

 

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\1.jpg

Chùa Nguyễn Xá có tên chữ là Vân Khánh Tự được xây dựng ở đầu làng Nguyễn Xá, xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trên thế đất cao và đẹp, có thế Rồng chầu hổ phục.

Kiến trúc

Chùa gồm 5 gian Tiền đường, 5 gian Trung từ và 3 gian Hậu cung. Trong kháng chiến chống Pháp 5 gian Tiền đường bị hư hại. Nay di tích còn giữ được 5 gian Trung từ và 3 gian Hậu cung.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\4.jpg

Nhà thờ chi họ Trịnh tại thôn Nguyễn Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\2.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\3.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\5.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\8.jpg

D:\1.PHƯƠNG 30-8-2023\Hồ sơ Phương\2023-2024\các cuộc thi\tìm kiếm ý tưởng giải pháp\hồ sơ nộp Sở KHCN\Mỹ Hào\CHÙA, ĐÌNH NGUYỄN XÁ - NHÂN HÒA\6.jpg

Cụ tổ chi họ Trịnh là cụ Trịnh Lương Bật từ Thanh Hoá về định cư vào khoảng năm 1620. Tương truyền, khi mới phiêu bạt về đây, cụ và gia đình ở nhờ chùa Tư Lê trong làng, nơi chưa có sư trụ trì. Cụ làm ông từ, chuyên lo việc đèn nhang và chăm sóc, giữ gìn ngôi chùa. Năm Canh Thìn (1640) nhà vua mở khoa thi, cụ Bật đi thi và đỗ Đồng Tiến sĩ. Cụ được bổ nhiệm làm quan năm cụ đã 62 tuổi. Lúc đầu cụ được giữ chức Tả Thị Lang, sau giữ chức Hình Bộ Thượng Thư cho tới lúc được Trí sĩ (nghỉ hưu) và được gia phong là Cẩm Xuyên Hầu. Bia Tiến sĩ Trịnh Lương Bật có trong Quốc Tử Giám. Cụ Trịnh Lương Bật có 2 con trai làm Tuần phủ:

Cụ Trịnh Nhân Đức – Tuần phủ Nghệ An

Cụ Trịnh Kính Vĩ – Tuần phủ Bắc Ninh

Các hậu duệ nhiều người đỗ đạt:

Cụ Trịnh Phúc Thiện – Thừa Chánh xứ ở Thái Nguyên

Cụ Trịnh Phúc Lộc – Tri huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

Cụ Trịnh Đăng Đống làm quan Thái Giám nội hầu thời vua Lê.

Chùa Khánh Vân (xưa gọi là chùa Tư Lê) là ngôi chùa cổ ở phía Tây thôn Nguyễn Xá, thời gian binh lửa chùa đã bị đổ nát, ngài Trịnh Đăng Đống đã bàn bạc với dân làng lập lại chùa ngoài, tô các tượng phật tam thế, tam tôn, quan âm đạo sĩ, thánh tăng, và một pho tượng long thần. Sau đó ngài đã bầu hậu 4 mẫu ruộng tư điền và 2600 quan tiền để đúc chuông, mua chiêng trống chi phí cho việc nhang đăng hàng năm và tế lễ đình làng chùa. Việc tốt của ngài khiến nhân dân các vùng ai cũng khen ngợi và cảm kích. Với lòng từ thiện nhân ái đó, nhân dân đã bàn bạc dựng bia và tô tượng người cùng vợ ở bên trái của chùa để tỏ lòng mến mộ và nhắc nhở các thế hệ không được quên. Văn bia được hoàn thành vào mùa hạ năm Giáp Thân (1764) niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 25. Bia do cụ Lê Quý Đôn, tiến sĩ khoa năm Nhâm Thìn (1750) giữ chức Bí thư Đông Các và các học sĩ quốc tử viên biên soạn cùng ký kết bầu hậu ngài Trịnh Đăng Đống.

Di hiện vật

Chùa còn lưu giữ được 14 pho tượng cùng với các đồ tế tự như chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), có đường kính miệng chuông là 0,85m; cao 1,25m xung quanh chuông khắc hoa văn nổi, thân chuông khắc 7 chữ Khánh Vân Tự kim chung minh ký.

Trùng tu

Tại chùa còn giữ một bia, nóc bia được tạo dáng long đình, mỗi mặt bia rộng 60cm, cao 100cm, bia dựng năm Chính Hòa thứ 10 (1699), nội dung bia ghi công đức tạc tượng và trùng tu chùa. Áp sát tấm bia này là một bia đá chữ nhật mui luyện dày 0,15m; cao 1,1m; mặt trước rộng 0,8m; một mặt ghi công đức quan Nội giám (Trịnh Đăng Đống) tu bổ hậu đình, hậu chùa, văn bia do Lê Quý Đôn soạn năm Giáp Thân (1764) niên hiệu Cảnh Hưng.

Di tích quốc gia

Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 5 tháng 2 năm 1994.