Chùa Xuân Nhân

Chùa Xuân Nhân
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Chùa thuộc xã Xuân Nhân, tổng Bạch Sam, huyện Đường Hào, ngày nay thuộc làng Xuân Nhân, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào. Theo truyền ngôn của nhân dân địa phương, chùa Xuân Nhân được dựng từ thời Đinh, có tên chữ là Sùng Bảo Cổ Tự. Trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Kiến trúc chùa hình chữ Đinh, mặt tiền quay về hướng Tây. Đặc biệt, tòa hậu cung được làm theo kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái, làm cho ngôi chùa dáng vẻ đồ sộ, nguy nga.

Chi Tiết Về Chùa Xuân Nhân

Chùa Xuân Nhân Chi Tiết Cấp Quốc Gia

      (Sùng Bảo Cổ tự) thờ Phật, thôn Xuân Nhân, Xuân Dục, Thị Mỹ Hào. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Đinh, bị phá hủy mới được phụng dựng lại, tôn tạo năm 1997. Chùa được xếp hạng "Di tích Lịch sử" theo Quyết định số 226-QĐ/BT ngày 5/2/1994. Tại chùa còn lưu giữ hiện vật như: Tượng Phật, bát hương đá thời Lê.

Chùa thuộc xã Xuân Nhân, tổng Bạch Sam, huyện Đường Hào, ngày nay thuộc làng Xuân Nhân, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào. Theo truyền ngôn của nhân dân địa phương, chùa Xuân Nhân được dựng từ thời Đinh, có tên chữ là Sùng Bảo Cổ Tự. Trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Kiến trúc chùa hình chữ Đinh, mặt tiền quay về hướng Tây. Đặc biệt, tòa hậu cung được làm theo kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái, làm cho ngôi chùa dáng vẻ đồ sộ, nguy nga.

Tiêu biểu cho những tượng pháp được thờ ở đây là Phật bà Đổng Quân, người được nhân dân cho là có sức mạnh thần để giúp mọi người tai qua nạn khỏi. Đặc biệt, trong thời Pháp thuộc chùa là nơi hội tụ của nghĩa quân Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Cây đề cổ thụ bên chùa đã trở thành chòi canh để quan sát, nắm bắt tình hình địch. Quân Pháp phát hiện đã huy động lực lượng để tấn công, Khi chiếm được, thực dân Pháp đã tàn phá ngôi chùa và làng mạc. Nguyễn Thiện Kế, em ruột Nguyễn Thiện Thuật đã bị bắt trong trận này.

Năm 1942-1943, một số cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ và tỉnh Hưng Yên đã bí mật về đây hoạt động, gây dựng phong trào như Hoàng Quốc Việt, Nguyên Chân, Trần Phương… Nhiều cuộc họp của quần chúng được tổ chức ngay tại chùa Thứa do cán bộ Việt Minh chủ trì để tuyên truyền đường lối cách mạng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và tay sai. Ông Trần Phương (người Xuân Dục) xuống tận làng xóm để tuyên truyền, rải truyền đơn kêu gọi bà con đứng lên đấu tranh chống Pháp. Năm 1944, hội nghị thành Lập chi bộ Đảng ghép Xuân Dục – Bạch Sam – Ngọc Lâm được tổ chức tại chùa Xuân Nhân. Cũng tại đây, nhiều tổ chức quần chúng được thành lập như Thanh niên, phụ nữ, nông hội, phụ lão…

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Xuân Nhân là địa điểm của bộ đội, du kích chặn đánh địch tại quốc lộ 5. Trong những năm 1950-1951 thực dân Pháp huy động lực lượng càn quét lực lượng kháng chiến của ta, nhất là các căn cứ ven quốc lộ 5. Trước sức mạnh và nanh vuốt của kẻ thù, chùa Xuân Nhân đã trở thành nơi che giấu chiến sĩ cách mạng, tạo diều kiện cho cán bộ chiến sĩ hoạt động ngay trong lòng địch. Suốt chín năm trường kỳ kháng chiến, chùa là cơ sở hoạt động bí mật, đã bảo vệ và nuôi dưỡng cán bộ cách mạng, giữ vững hoạt động trong mọi tình huống để kịp chỉ đạo kháng chiến, góp phần cùng cả nước đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa là địa điểm sơ tán của Phân hiệu 5, trường Nguyễn Ái Quốc, và đây còn là địa điểm đưa tiễn hàng trăm người con ưu tú của địa phương lên đường đánh Mỹ. Năm 1998, khu tưởng niệm Nguyễn Thiện Thuật lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đã được xây dựng ngay sát với cây đề và chùa Xuân Nhân. Chùa Xuân Nhân và cây đề Xuân Nhân được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 5 tháng 2 năm 1994.